Tại sao tâm trí luôn hỗn loạn

Bản chất bộ não của con người được thiết kế như vậy, tâm trí luôn cần có một điều gì đó để bám víu vào, để quan tâm và hướng đến, thường thì tâm trí sẽ hướng đến các thông tin ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn, rồi đến các thông tin gần và ấn tượng nhất. Ngày nay những thông tin ảnh hưởng đến sinh tồn có tỉ lệ thấp hơn, theo bản năng bộ não của con người luôn thôi thúc tìm kiếm các thông tin mang ấn tượng mạnh thường gây được sự chú ý. 

Ngày nay, nhờ có Internet con người được tiếp cận thông tin nhiều và nhanh hơn, gồm đủ các loại thông tin, từ tốt đến xấu, từ vui đến buồn, từ thật đến giả,... tất cả là một sự hỗn loạn. Với bản tính ham vui của tâm trí, việc tiếp xúc với quá nhiều thông tin có thể dẫn đến quá tải, cái ác là việc tiếp nhận những thông tin mới lạ khiến não bộ tiết nhiều hóc-môn Dopamine, loại hóc-môn mang đến cảm giác hưng phấn, cái cảm giác biết được thông tin nóng hổi luôn rất phấn khích. 

Chỉ đến khi lượng Dopamine đạt đỉnh điểm, vì một lý do nào đó lượng Dopamine giảm xuống, ví dụ như không còn thông tin nóng khiến não bộ quá ấn tượng,... một sự sụt giảm lượng Dopamine đáng kể xảy ra, và một sự trống rỗng ập tới, chính sự trống rỗng này có thể làm tâm trí hỗn loạn và cần tìm điểm tựa mới bám víu vào, não bộ sẽ phải làm việc tích cực hơn và tiêu hao nhiều năng lượng.

Mỗi người nên đứng ngoài tâm trí của chính mình, không nên để tâm trí cuốn theo, tâm trí là một con dao sắc nhọn, nếu không làm chủ được nó, gần như chủ nhân của nó sẽ là người cầm mũi dao, và liên tục chịu những cú đâm trực diện vào chính họ.

Hãy điều hướng tâm trí đi theo mục tiêu đề ra, chuyển sự chú tâm sang việc cần làm tại chính thời điểm này, việc này ban đầu có thể khó khăn, nhưng khi đã thực hiện nó vài lần, nó sẽ đơn giản hơn và sẽ có điều bất ngờ ập đến, có những thứ bạn nghĩ không thể làm được, nhờ vào sự điều hướng tâm trí đi đúng mục tiêu, bạn có thể đạt được nó một cách dễ dàng. 

Chúc bạn làm chủ được tâm trí của mình!

Hình ảnh của bài viết được lấy từ: https://hmri.org.au/research/healthy-minds-research-program