Tầm quan trọng của cột sống

Hệ thống thần kinh của con người gồm 2 phần là hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, hệ thần kinh trung ương gồm có não bộ và tủy sống, thần kinh ngoại biên là các nhánh thần kinh đi từ tủy sống đến các bộ phận khác trên cơ thể. Cột sống của con người có vai trò rất quan trọng, nó được coi như tuyến đường huyết mạch để thông tin truyền được từ não bộ tới các bộ phận trên cơ thể, điều khiển chức năng vận động và các chức năng của nội tạng. Hãy giữ cho cột sống thật khỏe mạnh nhé bạn, nhờ đó khả năng truyền thông tin trong cơ thể thực sự hiệu quả, không có sự tắc nghẽn, gián đoạn.

Cột sống có cấu tạo gồm các phần đốt sống, đĩa đệm, các bó cơ và hệ thống gân, dây chằng, nhờ đó tủy sống và các điểm rẽ nhánh dây thần kinh tủy sống được bảo vệ, bên cạnh đó còn có hệ thống mạch máu để cung cấp dinh dưỡng cho các đốt sống, đĩa đệm, tủy sống,...

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta không ý thức được hết các động tác vận động, dẫn đến lực phân bổ không đồng đều lên cột sống. Ngoài ra, đến cuối ngày các đĩa đệm bị xẹp xuống do tác động của trọng lực, sau một đêm nghỉ ngơi các đĩa đệm trở lại trạng thái bình thường,... chính việc xẹp xuống và trở lại trạng thái bình thường của đĩa đệm một phần có thể tác động đến các rễ thần kinh tủy sống ở một số người. Cái chính là việc vận động và làm việc sai tư thế dẫn đến sai lệch cột sống, cong vẹo cột sống, các bó cơ, gân và dây chằng.

Để giữ cho cột sống ở trạng thái tốt nhất trong sinh hoạt và lao động, ta nên tập các bài làm kéo giãn cột sống, các bài tập xoay, vặn và gập người vừa đủ lực để giữ sự linh hoạt cho cột sống. Như vậy các bó cơ, gân và dây chằng 2 bên cột sống tăng tính dẻo dai và khỏe hơn, các đốt sống có thể được bảo vệ tốt hơn và nằm ở vị trí chính xác. 

Nguồn dữ liệu:

- Hình ảnh được lấy từ Cuốn Atlas giải phẫu người của Frank H. Netter, MD.